Lựa chọn quốc gia/khu vực/ và ngôn ngữ

Cuộc đời của ông Berthold Leibinger: Lý lịch trích ngang nhìn từ bốn khía cạnh

Một kỹ sư tài năng, sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm, vươn tầm quốc tế. Nhiều người cùng thế hệ định nghĩa những phẩm chất này là công thức thành công của ông Berthold Leibinger cho những thành tựu cá nhân và sự vươn lên của TRUMPF thành nhà sản xuất hàng đầu thế giới trong ngành sản xuất máy móc và công nghệ laser.

Ông Berthold Leibinger và phu nhân, bà Doris

"Tôi luôn khát khao muốn làm điều gì đó cho đất nước của mình, nơi đã trao cho tôi quá nhiều thứ."

Giáo sư, tiến sĩ Berthold Leibinger
Cổ đông của TRUMPF cùng với phu nhân, bà Doris.

Với niềm đam mê nhiệt huyết luôn thử nghiệm cái mới, ông Leibinger đã biến TRUMPF thành nhà bảo lãnh công cuộc cách tân trong hơn năm mươi năm. Trong đó không chỉ có kỷ luật làm việc được tôn vinh lên nhờ sự nuôi dạy theo đạo tin lành ở Korntal, - mà cả tình yêu công nghệ và mong muốn vươn tầm quốc tế được truyền cảm hứng từ cha mẹ mình đã giúp ông gặt hái được nhiều thành công vang dội. Cha ông, một nhà phẫu thuật lành nghề, xuất thân từ một gia đình có truyền thống về công nghệ y học, mẹ ông điều hành một cửa hàng đồ cổ Đông Á tại Stuttgart. Nhờ vậy, ông Leibinger đã sớm bước ra ngoài để tự mình thúc đẩy những bước phát triển công nghệ của doanh nghiệp mình và đưa TRUMPF tiến vào cuộc chơi toàn cầu. Ông Berthold Leibinger có vợ, bà Doris, và ba người con. Năm 2005, ông bàn giao lại chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị cho con gái, bà Nicola Leibinger-Kammüller, con trai ông, Peter Leibinger trở thành Phó chủ tịch. Người con gái út, bà Regine Leibinger, lãnh đạo Văn phòng kiến trúc Barkow Leibinger tại Berlin. Ông Berthold Leibinger không chỉ là một doanh nhân tài năng và một kỹ sư luôn khát khao mang đến những sáng kiến đổi mới, mà ông còn là một con người cởi mở, luôn thắp sáng những hành động của mình bằng những đóng góp phát triển văn hóa và xã hội. Trang này sẽ trình bày tóm tắt thông tin về tầm ảnh hưởng lớn lao, những sáng kiến và quyết định kinh doanh quan trọng nhất cũng như những ảnh hưởng về kinh tế, chính trị và xã hội của ông.

"Tinh thần ham học hỏi là nền tảng vững chắc của thành công"

Ông Berthold Leibinger truyềntình yêu của mình cho công nghệ, nghệ thuật, âm nhạc, văn học và đất nước Nhật Bản.

Tuổi thơ, ngôi nhà thời thơ ấu và trình độ học vấn - Ông Berthold và những ảnh hưởng thời kỳ đầu

"Công nghệ Laser là một công cụ có thể sử dụng để cắt tách hoặc nối - chỉ cần cài đặt phù hợp."

Giáo sư, tiến sĩ Berthold Leibinger
Cổ đông của TRUMPF trong cuộc thảo luận với Erich Honecker

Tâm hồn sáng tạo và tài năng thiết kế thiên bẩm của ông Leibinger là các yếu tố bảo đảm cho sự thành công của chiến dịch cách tân trong gia công kim loại

Bằng sáng chế đầu tiên thời sinh viên

Năm 1957, là cử nhân tại TRUMPF, ông Leibinger nghiên cứu về những hạn chế công nghệ trong quá trình cắt kim loại của những máy cắt thời đó. Kết quả: Máy đột chép hình mang lại thành công về động cơ cho TRUMPF những năm bùng nổ kinh tế và đem đến cho TRUMPF danh hiệu "Vua đột cắt".

Cuộc sống và công việc tại Mỹ

Năm 1958, ông Leibinger và vợ ông đã hiện thực hóa ước mơ được sống và làm việc tại Mỹ. Ông đã làm kỹ sư hai năm trong công ty máy phay Cincinnati tại Wilmington (Ohio) - lúc bấy giờ là nhà sản xuất máy công cụ lớn nhất thế giới.

Trở lại Đức với những ý tưởng mới

Tại Mỹ, ông Leibinger lần đầu được tiếp xúc với những máy công cụ được tích hợp cơ cấu điều khiển số. Chúng tạo cảm hứng cho ông tự sáng tạo một máy đột chép hình có cơ cấu điều khiển số của mình giữa những năm 1960. Sự can đảm được đền đáp xứng đáng: TRUMATIC 20 đã trở thành hiện tượng điển hình tại triển lãm châu Âu về máy công cụ tại Paris, năm 1968.

Sáng chế mới trong lĩnh vực máy công cụ

Năm 1963, ông Leibinger đã tạo ra một phát minh đột phá trong lĩnh vực máy công cụ: Với máy cát cạnh vát cầm tay mới, TKF, công nhân có thể tạo ra những mép hàn theo quy trình đảo ngược hoàn toàn với quy trình truyền thống, từng bước gia công kim loại cố định, tạo ra các cạnh vát. Phát minh này chỉ là một trong những bằng sáng chế của ông.

Cuộc cách mạng về gia công kim loại

Năm 1978, trong lần định cư tiếp theo tại Mỹ, đích thân ông Leibinger đã nghiên cứu sự thích hợp của laser CO2 để cắt kim loại. Ý tưởng của ông một lần nữa được chứng minh là hoàn toàn đúng đắn: Một năm sau, ông giới thiệu máy đột - cắt laser liên hợp đầu tiên, ban đầu bằng nguồn laser từ Mỹ.

Laser trở thành sản phẩm bán chạy nhất

Tất nhiên, ông Leibinger vẫn nuôi tham vọng tự sản xuất nguồn laser của mình. Thành công đến vào năm 1985 với laser CO2 tự phát triển, TRUMPF LASER TLF 1000. Chỉ bốn năm sau, ông tung ra thị trường laser "gấp gọn" đầu tiên của TRUMPF, đến nay vẫn là công nghệ tia laser nhiều kilowatt bán chạy nhất thế giới.

Quốc tế hóa, độc lập, gần khách hàng: Nguyên tắc kinh doanh của ông Leibinger là dùng động cơ điện làm nền tảng phát triển của TRUMPF

Năm 1961, sau thời gian lưu trú tại Mỹ, ông Berthold Leibinger trở thành lãnh đạo của Bộ phận kỹ sư tại Weilimdorf, lúc bấy giờ có  bảy nhân viên. Khi đảm nhiệm cương vị này, ông nhận thấy nhiều thiết kế mới quan trọng, dẫn đến sự chuyển đổi hoàn toàn chương trình sản xuất của TRUMPF và làm nền tảng vững chắc cho sự phát triển sau này. Từ năm 1966 đến 1978, ông Leibinger đảm nhiệm chức vụ Giám đốc kỹ thuật kiêm cổ đông. Trong thời gian này, ông và đồng cổ đông, ông Hugo Schwarz, tiến hành quốc tế hóa doanh nghiệp theo xu hướng tất yếu, thành lập các công ty con, trong đó bao gồm cả công ty con tại Áo, cũng như các công ty phân phối và dịch vụ tại nhiều thị trường chủ chốt ở châu Âu. Đến nay, tiêu chí tiến gần khách hàng vẫn là một trong những yếu tố quan trọng nhất đảm bảo sự thành công của TRUMPF. Năm 1969, ông Leibinger thành lập cơ sở sản xuất đầu tiên của TRUMPF tại một quốc gia ngoài khu vực châu Âu. Tại Farmington (Connecticut) trên bờ biển phía đông, ông thành công trong việc sớm đưa TRUMPF thâm nhập thị trường Mỹ. Thời bấy giờ, máy công cụ thống trị thị trường quốc tế. Kể cả đến nay thì Mỹ và Trung Quốc vẫn là thị trường nước ngoài lớn nhất ngoài châu Âu về các loại sản phẩm của TRUMPF.

Từ thời làm luận án, ông Leibinger đã đăng ký nhiều bằng sáng chế dựa trên những sáng kiến của mình. Thông qua đó, ông từng bước dành được các cổ phần trong công ty. Năm 1978, ở độ tuổi 48, ông Leibinger đã sở hữu phần lớn các cổ phần của TRUMPF. Năm 1978, ông Leibinger đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị và lần đầu tiên TRUMPF vượt mốc doanh thu 100 triệu D-Mark. Đến khi bàn giao lại quyền lãnh đạo công ty vào năm 2005, ông Leibinger đã đưa TRUMPF vào cuộc chơi toàn cầu với doanh thu 1,4 tỷ Euro và trên dưới 6.000 nhân viên. Năm 2005, sau 40 năm lãnh đạo công ty, ở độ tuổi 75, ông Leibinger đã quyết định bàn giao lại quyền lãnh đạo doanh nghiệp cho thế hệ tiếp theo. Con gái ông, bà Nicola Leibinger-Kammüller đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị, con trai ông, Peter Leibinger trở thành Phó chủ tịch. Ông Berthold đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Ban kiểm soát, đến khi ông nghỉ hưu vào năm 2012.

"Hãy ghi nhớ: có 80 % đúng hẹn vẫn tốt hơn 100 % quá muộn."

Giáo sư, tiến sĩ Berthold Leibinger
Đối tác TRUMPF

Người bảo trợ và nhân vật của quần chúng: Ảnh hưởng của ông Leibinger vượt ngoài phạm vi ranh giới công ty


Thông tin liên hệ của quý vị để nhận thêm thông tin

Dr. Andreas Möller, Leiter Unternehmenskommunikation und Politik, TRUMPF
Dr. Andreas Möller
Giám đốc bộ phận truyền thông doanh nghiệp và thương hiệu
Dr. Alexandra Fies
Lịch sử doanh nghiệp
Fax +49 7156 303932911